- Thế nào là tài sản cố định?
Tài sản cố định là gì?
Tài sản cố định được hiểu là những tài sản có giá trị lớn của doanh nghiệp, tài sản đó có thời hạn sử dụng, được luân chuyển, thu hồi trong thời hạn 1 năm hoặc trên 1 năm chu kỳ kinh doanh, nếu chi kỳ kinh doanh đó có thời hạn lớn hơn hay bằng 1 năm.
Trong đó, tài sản cố định gồm những tài sản đang sử dụng, chưa sử dụng và không còn được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chưa được sử dụng hoặc đang được lắp đặt, đưa vào vận hành hay tài sản chưa hết giá trị sử dụng nhưng không được sử dụng.
Đặc điểm của tài sản cố định
– Tài sản cố định có thời hạn sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều thời điểm kinh doanh của doanh nghiệp;
– Giá trị của chúng bị giảm dần theo từng năm vì giá trị đó chuyển vào giá trị của sản phẩm thành phẩm thông qua khoản phí khấu hao;
– Tài sản có giá trị trên 30 triệu đồng.
Phân loại tài sản cố định
- Theo quy định của pháp luật tại Thông tư 45/2013/TT-BTCvà Thông tư 147/2016/TT-BTC về mục đích sử dụng của doanh nghiệp chia tài sản cố định như sau:
– Tài sản hữu hình: là những tư liệu lao động có hình thức vật chất thoả mãn được các tiêu chuẩn của tài sản hữu hình, tham gia vào quá trình hoạt động của chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu như: nhà, cửa, xe,…..;
– Tài sản vô hình là: những tài sản không có hình thức vật chất những thể hiện được lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chí của tài sản cố định vô hình, cũng tham gia vào quá trình kinh doanh như: chi phí sử dụng, chi phí vận chuyển, bằng phát minh,…;
– Tài sản tương tự: là tài sản cố định có công dụng tương tự trong một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương.
- Còn theo Điều 6 của Thông tư 45/2013/TT-BTC đã quy định về tài sản cố định của doanh nghiệp dựa theo các tiêu chí như:
– Tài sản cố định dùng với mục đích kinh doanh là tài sản doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho mục đích kinh doanh;
– Tài sản hữu hình được phân loại và đánh giá như sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: là loại tài sản cố định của doanh nghiệp được tạo dựng, hình thành trong quá trình sau khi thi công xây dựng: trụ sở làm việc, nhà kho, các vật dụng hàng rào, tháp nước, sân bãi và các công trình trang trí nhà cửa, đường xá các loại, cầu cống, cầu cảng,..
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn như các loại phiên tiện trong vận tải như phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống, các loại thiết bị truyền dẫn thông tin, hệ thống điện, hệ thống truyền nước, băng tải;
- Cây cối, vườn tược, súc vật làm việc cho ra các sản phẩm: vườn cây ăn quả lâu năm, vườn cây sản xuất để thu hoạch, thảm cỏ, thảm cây xanh,…; súc vật làm việc hoặc cho ra sản phẩm,….
- Máy móc, thiết bị: toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị dùng trong việc kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác,…
- Các loại thiết bị dụng cụ quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: máy tính phục vụ công việc quản lý, các loại thiết bị điện tử, thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng,…
- Các loại tài sản cố định khác như các loại tài sản cố định khác chưa được phân loại vào các mục trên như tác phẩm nghệ thuật, tượng, tranh, ảnh,…
– Tài sản vô hình được phân loại như sau: quyền sử dụng đất theo quy định của thông tư, quyền phát hành, các loại bằng sáng chế, tác phẩm các lĩnh vực nghệ thuật, văn học, khoa học, sản phẩm nghệ thuật, các bản ghi âm, ghi hình, nhãn hiệu, logo doanh nghiệp, bí mật kinh doanh,….
– Tài sản cố định dùng với mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng là những loại tài sản cố định do doanh nghiệp hiện đang quản lý, sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh và quốc phòng mà doanh nghiệp đang thực hiện. Loại tài sản này sẽ được phân loại như đối với cố định nêu trên.
– Tài sản cố định doanh nghiệp đang thực hiện việc bảo hộ, giữ hộ là các loại tài sản cố định mà doanh nghiệp đó đang bảo quản hộ, giữ hộ cho các đơn vi, doanh nghiệp khác hay được cất giữ hộ cho Nhà nước theo quy định của pháp luật có thẩm quyền.
- Thế nào là thanh lý tài sản cố định ?
Khái niệm về thanh lý tài sản cố định
Việc thanh lý tài sản cố định được hiểu là việc bán những tài sản đã hết thời hạn khấu hao, hỏng hóc, thời hạn đã cũ không thể sử dụng và những tài sản mà doanh nghiệp muốn thay thế nhằm đổi mới những tài sản tốt hơn cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Tài sản cố định được thanh lý khi doanh nghiệp đó thanh lý khi:
– Tài sản đã bị hư hỏng và không thể sửa chữa, sử dụng được nữa;
– Tài sản đã lạc hậu, không còn phù hợp với công năng, nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp;
– Khi doanh nghiệp thực hiện việc mua bán, sáp nhập, nhượng bán hoặc giải thể doanh nghiệp.
Thủ tục thanh lý tài sản cố định
– Khi đã có quyết định thanh lý tài sản cố định của công ty, doanh nghiệp cần lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định.
– Từ đó, Hội đồng có trách nhiệm đảm bảo cho việc thanh lý tài sản cố định theo đúng quy trình pháp luật và thực hiện việc lập Biên bản thanh lý tài sản cố định theo mẫu quy định.
– Các biên bản trên được lập thành 02 bản và giao cho: phòng kế toán để ghi và lưu hồ sơ; Đơn vị sử dụng, quản lý tài sản cố định.
- Thanh lý tài sản cố định có phái xuất hoá đơn không?
Theo quy định của khoản 3, khoản 7 Thông tư 26/2015/TT-BTC thì người bán phải thực hiện lập hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ để thực hiện hoạt động khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ loại hàng hoá nội bộ, tiêu dùng trong nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
Vì vậy, việc thanh lý tài sản cố định phải xuất hoá đơn theo quy định pháp luật.
- Xuất hoá đơn cho việc thanh lý tài sản cố định như thế nào?
Hiện chưa có quy định chung về mẫu Hoá đơn khi thực hiện thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp. Vì vậy, có thể tham khảo nội dung một số công văn của Cục thuế các tỉnh thành trên cả nước về biễu mẫu và nội dung hoá đơn khi thanh lý tài sản cố định như sau:
- Công văn 168/CT-TTHT ngày 05/02/2015 của Cục thuế Long an:
Khi công ty/ doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng mua bán xe của anh A là cá nhân đã từng sử dụng bán ra thì Công ty/doanh nghiệp phải có giấy tờ chứng minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu. Công ty/ doanh nghiệp phải lập bảng kê khai thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào không có hoá đơn kèm theo mẫu số 01/TNDN kèm Thông tư số 78/2014/TT-BTC ban hành ngày 18/06/2014 gắn kèm giấy chứng nhận đăng ký xe mang tên Công ty và chứng từ thanh toán. Từ đó làm cơ sở để hạch toán tăng tài sản cố định và trích ra khấu hao theo quy định. Đồng thời, khi thanh lý tài sản Công ty/doanh nghiệp xuất hoá đơn GTGT, kê khai thuế GTGT và hạch toán kế toán theo quy định về: Nợ TK 111, 112, 131; Có 711, 3331 và ghi giảm tài sản cố định gồm nợ TK 214, nợ 811; có 211.
- Công văn số 549/CT-TTHT ngày 03/04/2014 của Cục thuế tỉnh Lào Cai:
Theo các quy định, Công ty M mua 01 xe oto từ năm 2009 để nhằm phục vụ hoạt động sản xuất. Công ty M không sử dụng thanh lý xe oto thì công ty M phải xuất hoá đơn GTGT theo quy định về thuế suất. Thu nhập từ hoạt động thanh lý tài sản Công ty hạch toán vào khoản thu nhập khác, kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
Dựa theo quy định trên, các doanh nghiệp/công ty có thể tham khảo các quy định của các Cục thuế trên cả nước để thực hiện hoá đơn thanh lý tài sản cố định với các nội dung: nợ TK 111, 112, 131; Có 711, 331 và giảm tài sản cố định gồm: nợ TK 214, nợ 811; có 211 cùng với việc hạch toán các khảon thu thập khác, kê khai thuế nộp thu nhập doanh nghiệp
MỌI THẮC MẮC LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN THUẾ XIN LIÊN HỆ HOTLINE: 0356828688 – 0911298688 ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ TƯ VẤN. NGOÀI RA Kế toán ALA Việt Nam CÒN ĐANG HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP VỀ TOKEN, LÀM LẠI SỔ SÁCH,… VỚI GIÁ CẢ PHẢI CHĂNG.