Mức đóng BHXH được chia vào những khoản nào?
Theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và hướng dẫn tại Nghị định 58/2020/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.
Mức đóng BHXH được chia vào:
– Quỹ hưu trí: HT
– Quỹ ốm đau, thai sản: ÔĐ-TS
– Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: TNLĐ-BNN
– Bảo hiểm thất nghiệp: BHTN
– Bảo hiểm y tế: BHYT
Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của người lao động tại doanh nghiệp hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của người lao động tại doanh nghiệp hiện nay là bao nhiêu?
Theo quy định tại:
– Điều 85 và Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
– Điều 5; Điều 14 và Điều 18 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.
– Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP;
– Và tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp được áp dụng mức đóng BHTNLĐ-BNN là 0,3% nếu doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất;
– Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;
– Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.
Hằng tháng, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải trích đóng từ tiền lương tháng và quỹ tiền lương tháng đóng BHXH để đóng bảo hiểm với tỷ lệ như sau:
Theo đó, tổng tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc là 32% (trong đó người lao động tại doanh nghiệp đóng 10,5% tiền lương, người sử dụng lao động đóng 21,5% quỹ tiền lương tháng đóng BHXH.
Người lao động có thể không đóng BHXH khi đi làm hay không?
Tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
Như vậy, người lao động làm việc tại công ty doanh nghiệp thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội và doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo đến cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp là người lao động tự do thì có thể thể lựa chọn không đóng BHXH.
MỌI THẮC MẮC LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN THUẾ XIN LIÊN HỆ HOTLINE: 0356828688 – 0911298688 ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ TƯ VẤN. NGOÀI RA Kế toán ALA Việt Nam CÒN ĐANG HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP VỀ TOKEN, LÀM LẠI SỔ SÁCH,… VỚI GIÁ CẢ PHẢI CHĂNG