Biên bản giao nhận tài sản cố định (TSCĐ) là căn cứ xác nhận việc giao nhận TSCĐ tại doanh nghiệp. Mời bạn đọc tham khảo và tải về mẫu Biên bản giao nhận TSCĐ tại bài viết dưới đây.
Mục đích của Biên bản giao nhận tài sản cố định
Mục đích của Biên bản giao nhận TSCĐ là xác nhận việc giao nhận TSCĐ khi:
- Sau khi hoàn thành xây dựng, mua sắm tài sản cố định. Biên bản được lập khi bên bán đã bàn giao TSCĐ cho bên mua. Trong trường hợp này, biên bản này thường đi kèm với các loại chứng từ như: Hợp đồng mua bán TSCĐ, hóa đơn GTGT, Biên bản nghiệm thu lắp ráp TSCĐ,…
- Được cấp trên cấp, được tặng. cho, biếu, viện trợ, góp vốn.
Lưu ý, không sử dụng Biên bản giao nhận TSCĐ trong các trường hợp sau:
- Thanh lý, nhượng bán.
- Tài sản cố định phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê.
Tải về Biên bản giao nhận tài sản cố định
Biên bản này được ban hành kèm theo Thông tư 200 và Thông tư 133 của Bộ tài chính. Mời bạn đọc tham khảo và tải về:
Tải về Biên bản giao nhận tài sản cố định theo Thông tư 200:
Tải về Biên bản giao nhận tài sản cố định theo Thông tư 133:
Hướng dẫn điền Biên bản giao nhận tài sản cố định
Phần thông tin
– Dòng “Đơn vị”, “Bộ phận”: điền tên đơn vị và bộ phận. Có thể đóng dấu treo của đơn vị tại đây.
– Dòng “Ngày…tháng…năm”: điền rõ ngày, tháng, năm giao nhận tài sản cố định. Ngày này thường trùng với ngày mua tài sản cố định.
– Dòng “Số”: điền số hiệu của biên bản.
– Dòng “Căn cứ quyết định số”: điền số hiệu của quyết định về việc mua tài sản cố định. Đồng thời ghi rõ ngày, tháng, năm mua tài sản cố định.
– Dòng “Ông/bà”, “Chức vụ”: điền họ tên, chức vụ của đại bên giao và đại diện bên nhận tài sản cố định.
Phần bảng
– Cột A: số thứ tự của tài sản cố định.
– Cột B: điền tên, ký hiệu, quy cách của tài sản cố định.
– Cột C: điền số hiệu của tài sản cố định.
– Cột D: điền quốc gia sản xuất tài sản cố định cần giao nhận.
– Cột 1: điền năm sản xuất tài sản cố định.
– Cột 2: điền thời gian (năm) đưa tài sản cố định vào sử dụng.
– Cột 3: điền công suất hoặc diện tích thiết kế của tài sản cố định.
– Cột 4: điền giá mua tài sản cố định. Giá mua này là giá mua trước thuế và không bao gồm chi phí vận chuyển.
– Cột 5,6,7: điền các chi phí tính vào nguyên giá tài sản cố định. Ví dụ như chi phí vận chuyển, chi phí chạy thử,…
– Cột: 8: tính nguyên giá của tài sản cố định. Cột 8 = Cột 4 + Cột 5 + Cột 6 + Cột 7.
– Biên bản này phải có chữ ký, họ tên của:
+ Giám đốc bên nhận.
+ Kế toán trưởng bên nhận.
+ Người nhận.
+ Người giao.
Trên đây là mẫu Biên bản giao nhận tài sản cố định ban hành kèm theo Thông tư 200 và Thông tư 133. Mời bạn đọc tham khảo và tải về. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm:
Hạch toán tài khoản 337 – Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng theo hướng dẫn của Thông tư 200
Hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động trong thời dịch bệnh Covid-19