1) Lưu ý khi sử dụng bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân
Bạn có thể in thông tin này để sử dụng làm tài liệu tham khảo sau này. Nhiều tổ chức tài chính sẽ yêu cầu Bảng tính báo cáo tài chính cá nhân (Net Worth).
Báo cáo tài chính cá nhân chỉ hiển thị các tài sản và nợ phải trả bên ngoài doanh nghiệp. Không bao gồm bất kỳ tài sản hoặc nghĩa vụ kinh doanh nào.
Nếu bạn trình bày báo cáo này cho người cho vay hoặc nhà đầu tư tiềm năng. Hãy chắc chắn ký tên và đề ngày tháng lập bảng.
Bước 1: Chuẩn bị danh sách tất cả các tài sản đang sở hữu. Nhập số tiền bạn sẽ nhận được nếu bán tài sản và thu về tiền mặt.
Bước 2: Chuẩn bị danh sách các khoản nợ (số tiền bạn nợ).
Bước 3: Giá trị ròng = Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả.
2) Tài sản sở hữu
Là các khoản mục tài sản được ghi phía bên trái trên bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân theo giá trị thị trường hợp lý tại thời điểm hiện tại. Tức là số tiền mà cá nhân có thể thu được nếu bán tài sản này trên thị trường.
Giá trị thị trường sẽ có thể khác biệt đáng kể so với nguyên giá (số tiền mà cá nhân đã trả để mua tài sản đó). Các tài sản có thể được mua bằng tiền hoặc khoản vay.
Nói cách khác, ngay cả khi chưa thanh toán hết số tiền cho một loại tài sản. Người lập bảng vẫn cần liệt kê tài sản đó trong bảng cân đối giá trị.
Ngược lại, tài sản được thuê không được coi là tài sản của cá nhân. Vì quyền sở hữu tài sản này thuộc về người khác.
Các tài sản có thể được phân loại dựa trên đặc điểm và cách sử dụng. Ví dụ có thể phân loại tài sản thành tài sản dễ thanh khoản, tài sản hữu hình và các loại tài sản đầu tư.
3) Tài sản dễ thanh khoản
Là tài sản dễ chuyển đổi thành tiền để chi trả cho các chi phí trong cuộc sống, các trường hợp khẩn cấp, tiết kiệm.
Tiền mặt, số dư tài khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi, quỹ tương hỗ, chứng chỉ tiền gửi đáo hạn trong 1 năm… là các tài sản dễ thanh khoản.
4) Tài sản hữu hình
Tài sản cá nhân có mục đích chính là duy trì cuộc sống hàng ngày của cá nhân. Bao gồm bất động sản và các vật dụng cá nhân.
Bất động sản gồm đất đai, nhà ở, chung cư, hoặc các hình thức bất động sản khác mà cá nhân sở hữu.
Vật dụng cá nhân gồm các phương tiện đi lại, các công cụ giải trí, đồ nội thất gia dụng, quần áo, trang sức và các loại đồ vật khác. Các vật dụng cá nhân này thường có giá trị giảm đi cùng với thời gian được đưa vào sử dụng.
Những tài sản này cần được đánh giá lại theo nguyên tắc khấu hao. Ví dụ: một chiếc TV đã qua sử dụng 5 năm sẽ có giá trị thấp hơn so với lúc mới mua.
5) Tài sản ròng trong bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân
Phần cuối cùng trong bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân là giá trị ròng phản ánh tình trạng tài chính cá nhân.
Giá trị tài sản ròng là giá trị còn lại được tính toán bằng cách lấy giá trị ước tính của các tài sản theo giá trị thị trường trừ đi các khoản nợ phải trả. Giả sử không phát sinh chi phí giao dịch.
Tài sản ròng = Tổng tài sản – Nợ phải trả
Nếu giá trị ròng của tài sản nhỏ hơn 0. Cá nhân đó đang đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán (vỡ nợ).
Mặc dù việc này không có nghĩa rằng cá nhân đó sẽ bị phá sản ngay lập tức. Nhưng nó cho thấy tài sản của họ không đủ để thực hiện các mục tiêu tài chính.
Thông thường giá trị tài sản ròng thường ở mức thấp khi các cá nhân nằm trong độ tuổi dưới 35. Và có xu hướng tăng dần đến mức cao nhất trong độ tuổi từ 55 – 64 tuổi.
Mức giá trị tài sản ròng giảm xuống dần khi các cá nhân bước vào độ tuổi nghỉ hưu.