Kế Toán ALA Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn cách tính 4 loại thuế chính (có ví dụ): lệ phí (thuế) môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp & thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời, bạn sẽ hiểu thêm ý nghĩa từng loại thuế và mục đích của việc thu thuế.
Nội dung chính:
- Thuế là gì? Nhà nước thu thuế để làm gì?
- Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập
- Câu hỏi thường gặp về các loại thuế phải nộp sau khi thành lập doanh nghiệp
THUẾ LÀ GÌ? NHÀ NƯỚC THU THUẾ ĐỂ LÀM GÌ?
Thuế là khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ thực hiện đối với nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.
Nhiều người thắc mắc không biết thuế để làm gì, nhà nước thu thuế rồi làm gì với tiền thuế đó, hay tác dụng của thuế là gì mà chúng ta phải trích tiền lương, lợi nhuận ra để đóng? Rất đơn giản:
- Thuế là gì? Là nguồn kinh phí cần thiết để duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội.
- Thuế bình thường: nhằm mục đích thu ngân sách và điều tiết thu nhập xã hội.
- Thuế đặc biệt: nhằm các mục đích đặc biệt, ví dụ: thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào rượu bia, thuốc lá, ô tô nhập khẩu nhằm hạn chế cá nhân tiêu thụ các hàng hóa này; hay phí thủy lợi nhằm huy động tài chính cho phát triển, trùng tu hệ thống tưới tiêu, điều tiết nguồn nước của địa phương…
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập công ty, được Sở KH&ĐT cấp giấy phép kinh doanh và mã số thuế thì doanh nghiệp phải tiến hành hồ sơ khai thuế ban đầu với cơ quan thuế và nộp các khoản thuế trong quy định.
CÁC LOẠI THUẾ DOANH NGHIỆP PHẢI NỘP SAU KHI THÀNH LẬP
Có 4 loại thuế chính ở Việt Nam mà doanh nghiệp cần quan tâm sau khi thành lập.
1. Lệ phí (thuế) môn bài
Từ ngày 01/01/2017, cách gọi “thuế môn bài” được thay thế bằng “lệ phí môn bài”, là thuế bắt buộc doanh nghiệp đóng hàng năm.
- Đối tượng nộp lệ phí môn bài: các thành phần kinh tế được quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP;
- Đối tượng miễn lệ phí môn bài: được bổ sung, thay đổi theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP;
- Mức thuế và thời hạn nộp lệ phí môn bài: Tùy vào thời gian đăng ký doanh nghiệp và mức doanh thu mà bậc thuế môn bài sẽ khác nhau, từ 300.000 đồng/năm – 3.000.000 đồng/năm.
Lưu ý: Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp tờ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp – đây là thủ tục pháp lý quan trọng sau thành lập mà doanh nghiệp phải thực hiện. Bạn có thể tham khảo dịch vụ khai thuế ban đầu của ALA, chỉ từ 500.000 đồng.
Tham khảo thêm:
Miễn lệ phí môn bài theo Nghị định 22;
Các bậc thuế và hạn nộp thuế môn bài.
2. Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)
Thuế giá trị gia tăng (VAT) hay thuế bán hàng, là phần chênh lệch giữa VAT mua vào và VAT bán ra.
Để xác định số tiền thuế GTGT phải nộp thì doanh nghiệp cần xác định phương pháp kê khai thuế GTGT là phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp. Khi đó:
- Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nếu thuế GTGT đầu ra lớn hơn thuế GTGT đầu vào thì doanh nghiệp phải nộp phần chênh lệch đó. Ngược lại nếu thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn đầu vào thì doanh nghiệp sẽ được khấu trừ phần chênh lệch.
Ví dụ:
Công ty Kế toán ALA mua bàn có giá là 7.700.000 đồng, trong đó VAT = 700.000 đồng.
Sau đó, công ty Kế toán ALAbán bàn cho công ty Xây dựng An Phúc với giá bán là 9.900.000 đồng, trong đó VAT = 900.000 đồng. Như vậy:
– Thuế GTGT đầu ra = 900.000 đồng;
– Thuế GTGT đầu vào = 700.000 đồng.
Như vậy, số thuế GTGT phải nộp = 900.000 – 700.000 = 200.000 đồng.
- Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Đối với phương pháp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp sẽ được tính theo 2 cách: trực tiếp trên doanh thu và trực tiếp trên GTGT.
Cách 1: Kê khai theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu
Thuế suất thuế GTGT đối với phương pháp này được xác định dựa vào ngành nghề kinh doanh thực tế tại doanh nghiệp. Chẳng hạn: Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa là 1%; dịch vụ là 5% (Tham khảo Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC).
Ví dụ:
Công ty Kế toán ALA bán bàn ghế cho công ty Vi vu Lý Sơn với giá là 9.000.000 đồng.
– Số thuế GTGT phải nộp = 9.000.000 x 1% = 90.000 đồng;
– Trong đó: 1% là tỷ lệ % nộp thuế GTGT trên doanh thu của hoạt động bán buôn, bán lẻ.
Cách 2: Kê khai theo phương pháp trực tiếp trên GTGT
Cách này thường áp dụng cho các doanh nghiệp có hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý. Khi đó, thuế GTGT sẽ được tính bằng 10% của giá trị tăng thêm.
Ví dụ:
Công ty Kế toán ALA mua 1 chiếc nhẫn vàng.
– Giá mua vào là 4.000.000 đồng;
– Giá bán ra là 5.000.000 đồng.
Như vậy, giá trị tăng thêm sẽ là 5.000.000 – 4.000.000 = 1.000.000 đồng.
Vậy thuế GTGT phải nộp của công ty Kế toán ALA = 1.000.000 x 10% = 100.000 đồng.
Khi làm thủ tục đăng ký thành lập, doanh nghiệp cần xác định phương pháp phù hợp dựa trên kế hoạch và quy mô kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thành lập tại ALA sẽ được tư vấn miễn phí vấn đề này hoặc bạn có thể tìm hiểu chi tiết ưu, nhược điểm phương pháp kê khai thuế GTGT tại bài viết dưới đây.
Xem thêm: Lựa chọn phương pháp kê khai thuế GTGT
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN)
Thuế TNDN là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý.
- Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: tất cả cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có phát sinh thu nhập.
- Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Ví dụ:
Công ty Kế toán ALA có tổng doanh thu bán hàng năm 2019 là 100.000.000 đồng. Trong đó:
– Giá vốn hàng hóa là 70.000.000 đồng;
– Chi phí bán hàng là 5.000.000 đồng;
– Chi phí quản lý doanh nghiệp là 3.000.000 đồng.
Khi đó lợi nhuận = doanh thu – giá vốn – chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp = 100.000.000 – 70.000.000 – 5.000.000 – 3.000.000 = 22.000.000 đồng.
Như vậy, công ty Kế toán ALAlãi 22.000.000 đồng.
Vậy thuế TNDN phải nộp của công ty Kế toán ALA = 22.000.000 x 20% = 4.400.000 đồng.
Lưu ý: Việc xác định chi phí sao cho hợp lý, hợp lệ còn tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh và ngành nghề riêng của mỗi doanh nghiệp.
4. Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN)
Thuế TNCN là loại thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động.
Thuế TNCN tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm.
- Cách tính thuế thu nhập cá nhân
Trong đó:
– Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ;
– Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng TNCN được công ty chi trả – Các khoản thu nhập không tính thuế TNCN.
- Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân
– Giảm trừ gia cảnh:
- Đối với bản thân: 11.000.000 đồng/người/tháng;
- Đối với người phụ thuộc: 4.400.000 đồng/người/tháng.
– Các khoản bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.
Ví dụ:
Một nhân viên có:
– Lương cơ bản: 15.000.000 đồng;
– Tiền phụ cấp ăn trưa: 730.000 đồng;
– Tiền thưởng: 3.500.000 đồng;
– Các khoản bảo hiểm phải nộp: 15.000.000 x 10.5% = 1.575.000 đồng;
– Giảm trừ bản thân: 11.000.000 đồng;
– Đăng ký 1 người phụ thuộc: 4.400.000 đồng.
Như vậy:
– Thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên = 15.000.000 + 3.500.000 – 730.000 = 17.770.000 đồng;
– Thu nhập tính thuế TNCN của nhân viên = 17.770.000 – 11.000.000 – 4.400.000 – 1.575.000 = 795.000 đồng;
– Thuế TNCN phải nộp = 795.000 x 5% = 39.750 đồng.
MỌI THẮC MẮC LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN THUẾ XIN LIÊN HỆ HOTLINE: 0356828688 – 0911298688 ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ TƯ VẤN. NGOÀI RA Kế toán ALA Việt Nam CÒN ĐANG HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP VỀ TOKEN, LÀM LẠI SỔ SÁCH,… VỚI GIÁ CẢ PHẢI CHĂNG