Site icon Kế Toán Ala

Hướng dẫn hủy hóa đơn điện tử theo thông tư 78

1. Khái niệm về hủy hóa đơn điện tử

Theo quy định tại khoản 10 điều 3 nghị định 123, hủy hóa đơn, chứng từ là việc làm cho hóa đơn, chứng từ không có giá trị sử dụng.

Người nộp thuế cần lưu ý khái niệm này để phân biệt với việc tiêu hủy hóa đơn. Theo quy định tại khoản 11 điều 3, tiêu hủy hóa đơn, chứng từ điện tử là biện pháp làm cho hóa đơn, chứng từ điện tử đó không còn tồn tại trên hệ thống thông tin, không thể truy cập và không thể tham chiếu các thông tin trong hóa đơn, chứng từ đã tiêu hủy.

Hủy hóa đơn và tiêu hủy hóa đơn là 2 biện pháp khác nhau, với các cách thực hiện khác nhau.

Vậy khi nào được phép hủy hóa đơn điện tử?

Hủy hóa đơn điện tử trong các trường hợp nào?

2. Quy định về việc hủy hóa đơn điện tử theo thông tư 78, nghị định 123

Theo quy định tại nghị định 123, Người nộp thuế (NNT) cần thực hiện hủy hóa đơn trong 2 trường hợp:

– Sau khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo thông tư 78, kể từ thời điểm cơ quan thuế chấp nhận tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ/cá nhân kinh doanh phải ngừng sử dụng hoá đơn theo quy định cũ (Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn) đồng thời thực hiện hủy hóa đơn theo quy định.

– Trường hợp NNT đã xuất hóa đơn, gửi cơ quan thuế, phát hiện hóa đơn điện tử có sai sót, NNT có thể hủy hóa đơn điện tử như sau: Với hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan thuế, nếu chưa gửi cho người mua, khi phát hiện sai sót, người bán cần thực hiện hủy hóa đơn đã xuất trên phần mềm hóa đơn điện tử và thông báo với cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA, Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Sau đó lập hóa đơn điện tử mới, ký số và gửi CQT. CQT sẽ tiến hành cấp mã hóa đơn thay thế để người bán gửi cho người mua. Đối với các hóa đơn đã gửi lên CQT, CQT sẽ tự hủy trên hệ thống sau khi nhận được thông báo của NNT.

3. Các bước hủy hóa đơn điện tử trên phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice

Khi xảy ra sai sót mà bạn muốn hủy hóa đơn, hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây trên phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice.

Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice, tại menu dọc “Xử lý hóa đơn” –> click chọn “Lập báo cáo hủy”

–> Chuyển sang màn hình “Hủy hóa đơn”. Màn hình cung cấp các chức năng:
–Trường hợp có nhiều hóa đơn, người dùng có thể tìm kiếm bằng cách tìm kiếm theo người lập biểu hoặc chọn thời gian hủy
– Thực hiện “Tìm kiếm” theo “Người lập biếu”

– Tìm kiếm theo thời gian hủy “Từ ngày – đến ngày”

Bước 2: Tại màn hình “ Danh sách hủy hóa đơn “ –> click button “Tạo mới” chuyển sang màn hình “ Hủy hóa đơn”, nhập dữ liệu vào các trường “ Phương pháp hủy , Người lập biểu, Người đại diện theo pháp luật”

Lưu ý:
– Trường “Thời gian hủy” cho phép thay đổi, chỉnh sửa ( đúng định dạng Giờ, Phút) –> click tiếp button “tạo mới” Chuyển sang màn hình “Danh sách hủy hóa đơn điện tử” —> Sau khi chọn dải hóa đơn cần hủy

Bước 3: Click button “Lưu dữ liệu, Lưu vào tạo mới”, để lưu lại dải hóa đơn vừa chọn

– Tại mục “Danh sách hóa đơn hủy” cung cấp chức năng “Sửa, Xóa”  để thực hiện

Bước 4: Sau khi nhập đủ thông tin mong muốn, click button “Lưu” sau đó quay lại màn hình “Danh sách hủy hóa đơn”

Lưu ý:
– Dải hóa đơn đã hủy thành công khi tạo mới hóa đơn sẽ không chọn được nữa, nhưng vẫn thực hiện Tìm kiếm được

Sau khi nhận thông báo như hình là bạn đã hủy hóa đơn thành công:

Như vậy, trên đây KẾ TOÁN ALA VIỆT NAM đã hướng dẫn các bạn cách hủy hóa đơn điện tử trên phần mềm Hóa đơn điện tử Easyinvoice theo thông tư, hy vọng bài viết này mang lại những kiến thức hữu ích cho khách hàng.

MỌI THẮC MẮC LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN THUẾ XIN LIÊN HỆ HOTLINE: 0356828688 – 0911298688 ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ TƯ VẤN. NGOÀI RA Kế toán ALA Việt Nam CÒN ĐANG HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP VỀ TOKEN, LÀM LẠI SỔ SÁCH,… VỚI GIÁ CẢ PHẢI CHĂNG

Exit mobile version