Site icon Kế Toán Ala

Phương pháp hạch toán tài sản cố định phát hiện thừa, thiếu


Trong quá trình kiểm kê, doanh nghiệp có thể phát hiện thừa, thiếu tài sản cố định. Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu tài sản cố định đều phải truy tìm nguyên nhân và hạch toán trên sổ kế toán. Ketoan.vn xin cung cấp cách hạch toán nghiệp vụ này theo chế độ kế toán doanh nghiệp tại bài viết dưới đây.

Căn cứ để hạch toán

Đề hạch toán chính xác nghiệp vụ này, kế toán cần căn cứ vào các tài liệu sau đây:

– Hồ sơ tài sản cố định.

– Biên bản kiểm kê TSCĐ

– Kết luận của Hội đồng kiểm kê.

– Biên bản xử lý tài sản cố định.

Tài sản cố định phát hiện thừa

TSCĐ phát hiện thừa do chưa ghi sổ

Kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có các TK 241, 331, 338, 411,…

TSCĐ thừa đang trong quá trình sử dụng

Trong trường hợp này, kế toán hạch toán như sau:

– Ghi tăng TSCĐ hữu hình:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có các TK 241, 331, 338, 411,…

– Trích bổ sung khấu hao/hao mòn TSCĐ đối với TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dự án:

Nợ các TK Chi phí sản xuất, kinh doanh (nếu TSCĐ dùng cho SXKD)

Nợ TK 3533 – Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (nếu dùng cho hoạt động phúc lợi)

Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (nếu dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án)

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141).

TSCĐ thừa đã xác định là TSCĐ của doanh nghiệp khác

Doanh nghiệp giữ TSCĐ phải báo ngay cho doanh nghiệp chủ tài sản đó hoặc cơ quan cấp trên biết. Trong thời gian chờ xử lý, kế toán tạm thời theo dõi và giữ hộ

Tài sản cố định phát hiện thiếu

Khi phát hiện thiếu TSCĐ, doanh nghiệp phải tìm ra nguyên nhân và có phương án xử lý thích hợp.

Trường hợp có quyết định xử lý ngay

Nếu TSCĐ thiếu dùng vào sản xuất, kinh doanh

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ: giá trị hao mòn

Nợ các TK 111, 112, 334, 138 (1388): người có lỗi bồi thường

Nợ TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (nếu được phép ghi giảm vốn )

Nợ TK 811 – Chi phí khác (nếu doanh nghiệp chịu tổn thất)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình.

Nếu TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án

+ Ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ: giá trị hao mòn

Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ: giá trị còn lại

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình: nguyên giá

+ Đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu phải thu hồi:

Nợ các TK 111, 112: nếu thu tiền

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động: nếu trừ vào lương của người lao động

Có các TK liên quan (tuỳ theo quyết định xử lý).

Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi

+ Ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ: giá trị hao mòn

Nợ TK 3533 – Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ: giá trị còn lại

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình: nguyên giá

+ Đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu phải thu hồi:

Nợ các TK 111, 112: nếu thu tiền

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động: nếu trừ vào lương của người lao động

Có TK 3532 – Quỹ phúc lợi.

Trường hợp TSCĐ thiếu chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý

Nếu TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh

+ Ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141): giá trị hao mòn

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381): giá trị còn lại

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình: nguyên giá

+ Khi có quyết định xử lý:

Nợ các TK 111, 112: nếu bồi thường bằng tiền

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388): nếu người có lỗi phải bồi thường

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động: nếu bồi thường bằng cách trừ vào lương của người lao động

Nợ TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (nếu được phép ghi giảm vốn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (nếu doanh nghiệp chịu tổn thất)

Có TK 138 – Phải thu khác (1381).

Nếu TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án

+ Ghi giảm TSCĐ

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá).

+ Phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu:

Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

+ Khi có quyết định xử lý thu bồi thường:

Nợ các TK 111, 334,…

Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý.

+ Phản ánh số thu bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

Có các TK liên quan (TK 333, 461,…).

Nếu TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi

+ Ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ: giá trị hao mòn

Nợ TK 3533 – Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ: giá trị còn lại

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình: nguyên giá

+ Phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu:

Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý

Có TK 3532 – Quỹ phúc lợi.

+ Khi có quyết định xử lý thu bồi thường:

Nợ các TK 111, 334,…

Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý.

Xem thêm:

Mời tải về mẫu bảng chấm công theo ca (file Excel)

Kinh doanh online có phải nộp thuế hay không?

Tải miễn phí mẫu phụ lục hợp đồng lao động mới nhất năm 2020

 



Exit mobile version