Thông tư 68/2019/TT-BTC được ban hành với những sự đổi mới trong việc áp dụng hóa đơn điện tử. Có thể thấy rằng hóa đơn điện tử được sử dụng rất nhiều trong các doanh nghiệp. Vậy nên bạn cần phải biết Thông tư 68/2019/TT-BTC đã có những đổi mới gì để có thể áp dụng hóa đơn điện tử.
Thời điểm áp dụng hóa đơn điện tử trong doanh nghiệp
Trong Thông tư 68/2019/TT-BTC đã quy định rõ ràng về ngày áp dụng. Bắt đầu từ ngày 1/11/2020, các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, hộ kinh doanh, các tổ chức khác. Những đối tượng này sẽ bắt đầu áp dụng những quy định trong Thông tư 68/2019/TT-BTC này vào trong hóa đơn điện tử.
Như vậy, cho đến thời điểm đã nêu trên thì toàn bộ những đối tượng kinh doanh đều sẽ phải áp dụng hóa đơn điện tử với những đổi mới ở trong Thông tư.
Nội dung của hóa đơn điện tử với đổi mới trong Thông tư 68
Trong điều 3 của Thông tư 68/2019/TT-BTC thì có một số thay đổi về hóa đơn điện tử.
- Thay đổi về ký hiệu mẫu hóa đơn và thay đổi về ký hiệu của hóa đơn. Đó chính là nhóm gồm có 7 ký tự, bao gồm cả chữ và số để có thể phân biệt và phản ánh được từng loại hóa đơn.
- Đối với thời điểm lập hóa đơn sẽ được xác định là thời điểm mà bán ký số, ký điện tử ở trên hóa đơn. Cụ thể là nó sẽ được hiển thị theo định dạng kiểu ngày, tháng, năm phù hợp.
- Ở trong Thông tư 68/2019/TT-BTC cũng đã quy định rõ ràng về những trường hợp chữ ký hóa đơn. Về các trường hợp không nhất thiết phải có chữ ký số hay là chữ ký điện tử của người mua hàng. Một số trường hợp thì không cần phải có mã số thuế hay là địa chỉ, tên của người mua hàng. Những trường hợp không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, chỉ tiêu của hóa đơn.
Định dạng của hóa đơn điện tử theo Thông tư
Trong Thông tư 68/2019/TT-BTC đã có quy định rõ ràng và cụ thể hơn về định dạng chuẩn xác của các mẫu hóa đơn điện tử.
Đối với định dạng của các mẫu hóa đơn điện tử sử dụng trong doanh nghiệp. Sẽ được sử dụng định dạng văn bản XML. Bao gồm hai thành phần: Thành phần chứa dữ liệu của nghiệp vụ hóa đơn điện tử và thành phần chứa dữ liệu của chữ ký số.
Các tổ chức, doanh nghiệp có bán hàng hóa hay là dịch vụ. Nếu như chuyển các dữ liệu đến Cơ quan thuế mà gửi bằng hình thức là trực tiếp. Trong trường hợp này cần phải đáp ứng được những yêu cầu như sau:
- Doanh nghiệp có khả năng kết nối được với Cục thuế qua kênh riêng. Hoặc là có thể kết nối qua MPLS.
- Doanh nghiệp có thể sử dụng Web Service. Hoặc là sử dụng Massege Queue có sẵn mã hóa, sử dụng để làm phương thức kết nối chính.
- Hoặc là doanh nghiệp có thể sử dụng phương thức SOAP để tiến hành đóng gói và truyền nhận dữ liệu.
Điều kiện để tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
Điều 23 TT68/2019/TT-BTC đã quy định rõ ràng về điều kiện để tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn trong doanh nghiệp.
Quy định về điều kiện chủ thể
Doanh nghiệp cần phải là người đã có nhiều kinh nghiệm. Ở trong vấn đề xây dựng những giải pháp công nghệ thông tin. Và bên cạnh đó đã có kinh nghiệm trong những giải pháp trao đổi dữ liệu điện tử trong các tổ chức.
- Có ít nhất là 5 năm đã hoạt động trong lĩnh vực công nghệ
- Đã tiến hành triển khai công nghệ, hệ thống ứng dụng cho ít nhất là 10 tổ chức.
Quy định về điều kiện tài chính
Doanh nghiệp có được cam kết bảo lãnh của các tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp ở Việt Nam. Và có trị giá là 5 tỉ đồng. Để có thể sử dụng để xử lý những rủi ro và sử dụng để bồi thường thiệt hại. Nằm trong quá trình tiến hành cung cấp dịch vụ.
Quy định về điều kiện nhân sự
- Doanh nghiệp cần phải có ít nhất là 20 nhân viên kỹ thuật có trình độ chuyên môn công nghệ từ Đại học trở lên. Có nhân viên nhiều kinh nghiệm thực tiễn về quản lý mạng.
- Có nhân viên kỹ thuật để đảm bảo việc theo dõi thường xuyên. Theo dõi 24h trong ngày và 7 ngày trong tuần.
Xem thêm:
Nộp Báo cáo tài chính và tất tần tật những vấn đề liên quan
Quy định thời gian làm việc theo Bộ luật lao động mà kế toán cần biết
Cách phân biệt Báo cáo tài chính Thuế và Báo cáo tài chính Vay vốn ngân hàng