Site icon Kế Toán Ala

Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn đầu vào kê khai 2 lần mới nhất 2023? Cách tra cứu hóa đơn điện tử đầu vào?

Nội dung chính

1: Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn đầu vào kê khai 2 lần mới nhất 2023?

2: Khai bổ sung ồ sơ khai thuế như thế nào?

3: Cách tra cứu hóa đơn điện tử đầu vào?

Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn đầu vào kê khai 2 lần mới nhất 2023?

Khi Doanh nghiệp kê khai 2 lần cùng 1 số hóa đơn đầu vào, dẫn tới số liệu kê khai bị dư thì tùy vào từng thời điểm phát hiện sai sót để xác định cách xử lý phù hợp, cụ thể:

Thời điểm phát hiện Hướng dẫn xử lý
Nếu phát hiện sai sót trong thời hạn nộp tờ khai – Lập tờ khai mới rồi nộp lại lên Cơ quan Thuế

– Không lập tờ khai bổ sung thuế GTGT

Nếu phát hiện sai sót khi hết thời hạn kê khai thuế GTGT – Lập tờ khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT

– Kèm theo bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh 01/KHBS

– Đính kèm tài liệu giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu cần)

Đồng thời theo khoản 5 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định thì sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.

Đối với loại thuế có kỳ quyết toán thuế năm:

– Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế tạm nộp của tháng, quý có sai sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm

– Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm

– Trường hợp hồ sơ khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế năm làm giảm số thuế phải nộp nếu cần xác định lại số thuế phải nộp của tháng, quý thì khai bổ sung hồ sơ khai tháng, quý và tính lại tiền chậm nộp (nếu có)

Thời điểm nộp hồ sơ khai thuế bổ sung:

– Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho CQT vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở NNT; nếu CQT, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh:

– NNT phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót nhưng không liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì NNT được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định

– NNT phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ đã kiểm tra, thanh tra nhưng không thuộc phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định

– NNT phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra dẫn đến phát sinh tăng số thuế phải nộp, giảm số thuế đã được hoàn, giảm số thuế được khấu trừ, giảm số thuế đã nộp thừa thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và bị xử lý theo quy định như đối với trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện

Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn đầu vào kê khai 2 lần mới nhất 2023? Cách tra cứu hóa đơn điện tử đầu vào?

Khai bổ sung hồ sơ khai thuế như thế nào?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót. Theo đó, khai bổ sung như sau:

– Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung.

– Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của tháng, quý có sai, sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

– Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm; riêng trường hợp khai bổ sung tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thì đồng thời phải khai bổ sung tờ khai tháng, quý có sai, sót tương ứng.

– Người nộp thuế khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được ngân sách nhà nước hoàn trả thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước (nếu có).

Trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại. Người nộp thuế chỉ được khai bổ sung tăng số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế.

Cách tra cứu hóa đơn điện tử đầu vào?

Thực hiện tra cứu hóa đơn điện tử đầu vào như sau:

Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống hóa đơn điện tử https://hoadondientu.gdt.gov.vn bằng tài khoản cơ quan thuế cấp.

Bước 2: Chọn ô “Tra cứu” rồi click vào “Tra cứu hoá đơn”.

Bước 3: Click chọn ô “Tra cứu hóa đơn điện tử mua vào”.

Khi bạn muốn xem thông tin hóa đơn, chọn “Tìm kiếm”. Tại nơi hiển thị kết quả, click vào hoá đơn muốn xem để có thể thực hiện các chức năng như: Xem, In, Xuất Excel, Xuất XML.

MỌI THẮC MẮC LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN THUẾ XIN LIÊN HỆ HOTLINE: 0356828688 – 0911298688 ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ TƯ VẤN. NGOÀI RA Kế toán ALA Việt Nam CÒN ĐANG HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP VỀ TOKEN, LÀM LẠI SỔ SÁCH,… VỚI GIÁ CẢ PHẢI CHĂNG.

Exit mobile version