Site icon Kế Toán Ala

Hướng dẫn cách hạch toán bù trừ công nợ

Hạch toán trong trường hợp doanh nghiệp bù trừ công nợ với nhà cung cấp thế nào? Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên của lớp học kế toán thực tế tại Kế toán ALA Việt Nam sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách hạch toán bù trừ công nợ.

1. Các chứng từ cần có để việc bù trừ công nợ là hợp lệ

2. Cách hạch toán bù trừ công nợ

  1. Khi Bán hàng hóa:

Ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán

+ Doanh thu:

Nợ TK 131 (chi tiết)

    Có TK 511

    Có TK 3331

+ Giá vốn:

Nợ TK 632:

   Có TK 155, 156

  1. Khi mua hàng

Nợ TK 152, 153, 156…

Nợ TK 133

     Có TK 331

  1. Bù trừ công nợ

Nợ TK 331

     Có TK 131

  1. Xử lý phần chênh lệch

+ Nếu sau khi bù trừ, doanh nghiệp còn phải thanh toán:

Nợ TK 331

    Có TK 111, 112

+ Nếu sau khi bù trừ, khách hàng phải thanh toán cho doanh nghiệp:

Nợ TK 111, 112

     Có TK 131

Ví dụ:

Công ty Nam Hồng bán 10 máy tính cho Công ty Lạc Việt với tổng giá trị 110 triệu đồng (thuế GTGT 10%); 20/9, Công ty Lạc Việt bán cho Công ty Nam Hồng 20 bộ bàn ghế văn phòng với tổng giá 132 triệu đồng (Thuế GTGT 10%). Hợp đồng kinh tế giữa 2 công ty ghi rõ phương thức thanh toán bù trừ. Ngày 25/9, hai công ty làm biên bản bù trừ công nợ.

Kế toán tại Công ty Nam Hồng sẽ hạch toán như sau:

+ Khi bán hàng:

Nợ TK 131/LV: 110.000.000

   Có TK 5111: 100.000.000

   Có TK 3331: 10.000.000

+ Khi mua hàng

Nợ TK 153: 120.000.000

Nợ TK 133:  12.000.000

    Có TK 331/LV: 132.000.000

+ Thanh toán bù trừ:

Nợ TK 331/LV: 110.000.000

    Có TK 131/LV: 110.000.000

+ Thanh toán phần còn thiếu:

Nợ TK 331/LV: 22.000.000

     Có TK 112: 22.000.000

Kế Toán ALA hỗ trợ thành lập doanh nghiệp trọn gói chỉ từ 2.000.000 vnđ chỉ trong 3-7 ngày sẽ đi vào hoạt động. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có vấn đề gì về kế toán thuế hay có nhu cầu về thành lập doanh nghiệp khách hàng vui lòng liên hệ hotline/zalo: 0356828688 – 0911298688

Exit mobile version