Site icon Kế Toán Ala

Cách phân loại tài sản cố định dễ dàng mà kế toán nào cũng làm được


Tài sản cổ định (TSCĐ) trong các doanh nghiệp rất nhiều. Vậy nên, kế toán sẽ là người trực tiếp phân loại tài sản cố định. Vậy, phân loại như thế nào nhanh và chuẩn xác nhất? Hãy theo dõi nội dung bài viết này để biết cách phân loại TSCĐ.

Phân loại tài sản cố định hữu hình

Trong doanh nghiệp, có rất nhiều loại tài sản được quy vào mục tài sản cố định hữu hình. Khi kế toán viên phân loại những tài sản này, kế toán có thể dựa vào điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 45/2013/TT-BTC. Kế toán viên sẽ phân TSCĐ hữu hình thành các loại như sau.

Loại tài sản cố định thuộc nhà cửa và vật kiến trúc

Các TSCĐ như nhà cửa, vật kiến trúc của doanh nghiệp được hình thành sau thời gian hoạt động cố định. Một số những TSCĐ hữu hình thuộc nhà cửa, vật kiến trúc như: Nơi làm việc; Trụ sở; Hàng rào; Cầu cảng; Cầu tầu; Tháp nước; Sân cỏ; Đường băng sân bay;

Tất cả những tài sản do doanh nghiệp tự tạo dựng nên hoặc đứng tên của doanh nghiệp. Những tài sản này sẽ được liệt kê vào trong TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp.

TSCĐ hữu hình thuộc máy móc, thiết bị

Trong doanh nghiệp, thường có những loại máy móc, thiết bị được sử dụng phục vụ cho nhu cầu làm việc của doanh nghiệp. Những thiết bị này thuộc về sở hữu của doanh nghiệp.

Một số những loại máy móc, thiết bị như sau: Máy móc chuyên dụng; Thiết bị điện tử; Thiết bị công tác; Máy móc đơn lẻ; Giàn khoan khi làm việc trong lĩnh vực dầu khí; Thiết bị cho lĩnh vực xây dựng.

Phân loại TSCĐ thuộc thiết bị truyền dẫn, phương tiện vận chuyển

Những thiết bị sử dụng phục vụ cho công việc truyền dẫn của doanh nghiệp. Các phương tiện sử dụng để vận chuyển, phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp. Những thứ này đều thuộc trong tài TSCĐ của doanh nghiệp.

Một số các thiết bị truyền dẫn như sau: Hệ thống mạng; Hệ thống điện, nước của doanh nghiệp; Ống dẫn khí; Hệ thống tin…

Một số phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp như sau: Phương tiện vận chuyển đường bộ như ô tô, xe máy; Phương tiện vận chuyển đường thủy như tàu, thuyền; Phương tiện đường hàng không như máy bay; Phương tiện vận chuyển đường sắt, đường ống..

TSCĐ là những vườn cây, súc vật làm việc

TSCĐ của doanh nghiệp cũng gồm có những vườn cây hoặc súc vật phục vụ công việc. Tất cả những thứ này đều được liệt kê vào mục TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp.

Một số những vườn cây được quy vào TSCĐ hữu hình như sau: Vườn chè; Vườn cao su; Vườn điều; Vườn cây ăn quả; Vường trồng cà phê; Các thảm cỏ…

Một số những gia súc được sử dụng để phục vụ công việc trong doanh nghiệp như sau: Trâu, Bò, Ngựa…

TSCĐ là kết cấu hạ tầng và máy móc thiết bị

Những máy móc thiết bị của doanh nghiệp hoặc những kết cấu hạ tầng do doanh nghiệp tự xây dựng được dựa trên vốn đầu tư Nhà nước. Đây đều được quy vào trong TSCĐ của doanh nghiệp.

Các loại máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất. Những tài sản đã được doanh nghiệp xây dựng hoặc là đúc bằng bê tông. Những tài sản được xây dựng bằng đất, phục vụ cho việc tưới tiêu.

Các công trình xây dựng, kết cấu hạ tầng do Nhà nước để phục vụ cho nhu cầu sử dụng chung của các khu công nghiệp. Như là: Hệ thống công viên; Hệ thống thảm cỏ; Đường đi bộ, Hệ thống đèn đường chiếu sáng..

Một số các loại TSCĐ khác

Những tài sản cố định không thuộc vào các nhóm trên sẽ được quy vào hệ thống TSCĐ hữu hình khác.

Phân loại tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp

Ngoài TSCĐ hữu hình, doanh nghiệp còn có TSCĐ vô hình. TSCĐ vô hình trong doanh nghiệp bao gồm:

  • Đất đai thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
  • Những phát minh của doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận
  • Bản thu hình, bản ghi âm
  • Chương trình được thực hiện và đã được phát sóng
  • Những bí mật kinh doanh
  • Thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của công ty
  • Các loại giống cây tự nuôi cấy và tên của giống cây
  • Những tác phẩm nghệ thuật, văn học, mỹ thuật, âm nhạc.
  • Sản phẩm, giải thưởng của tiết mục biểu diễn nghệ thuật.

Xem thêm:

Mới làm kế toán thuế hãy tránh xa những lỗi này

Chế độ sau khi nghỉ việc: Người lao động sẽ được hưởng những gì?

 Chốt sổ bảo hiểm xã hội cần làm những thủ tục gì?



Exit mobile version