Làm thế nào để phân bổ được thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua về dùng chung cho cả hoạt động SXKD vừa chịu thuế vừa không chịu thuế? Bài viết này sẽ giúp cho các bạn kế toán hiểu rõ được cách tính phân bổ thuế GTGT đầu vào cho trường hợp nêu trên.
Theo Khoản 9 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BCT (sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC) quy định như sau:
“2.Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai thuế, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.
Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.”
1. CÁCH PHÂN BỔ THUẾ GTGT ĐẦU VÀO DÙNG CHUNG CHO HOẠT ĐỘNG CHỊU THUẾ VÀ HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHỊU THUẾ GTGT
Bước 1: DN tách riêng được tiền thuế GTGT đầu vào của hoạt động chịu thuế và hoạt động không chịu thuế GTGT.
Khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì DN phải xác định được số tiền thuế GTGT đầu vào dùng cho hoạt động chịu thuế GTGT hay dùng cho hoạt động không chịu thuế GTGT. Nếu dùng cho hoạt động chịu thuế GTGT thì số tiền thuế này sẽ được khấu trừ toàn bộ, nếu dùng cho hoạt động không chịu thuế GTGT thì phần thuế đó sẽ không được khấu trừ.
>> Tham khảo: Dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm – Tiết kiệm, nhanh chóng.
Bước 2: DN KHÔNG tách riêng được tiền thuế GTGT đầu vào của hoạt động chịu thuế và hoạt động không chịu thuế GTGT
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ sẽ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.
(Thường là những hóa đơn GTGT mua dịch vụ điện, nước, tiếp khách… là những trường hợp dùng chung cho cả hoạt động chịu thuế và không chịu thuế GTGT)
Có nghĩa là:
Khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà DN không xác định được phần thuế GTGT đầu vào dùng cho hoạt động chịu thuế hay dùng cho hoạt động không chịu thuế GTGT thì DN phải tiến hành phân bổ phần số tiền thuế này theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu của hoạt động chịu thuế và doanh thu của hoạt động không chịu thuế GTGT.
Công thức được tính như sau:
Thuế GTGT được khấu trừ = Thuế GTGT đầu vào dùng cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế x (DT chịu thuế GTGT/Tổng doanh thu)
Cụ thể là hàng tháng/quý DN tạm phân bổ số thuế GTGT dùng chung cho hoạt động chịu thuế và hoạt động không chịu thuế GTGT được khấu trừ trong tháng/quý.
Đến cuối năm, DN phải thực hiện tính phân bổ lại số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để tiến hành điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.
2. VÍ DỤ CỤ THỂ
Kế Toán ALA Việt Nam chuyên sản xuất bàn ghế văn phòng và phần mềm tin học kê khai tính nộp thuế GTGT theo quý:
Giả sử trong Quý 2/2021 có số liệu kế toán như sau:
A. Tình hình bán ra :
- Ngày 15/05/2021 : Xuất bán 01 bộ bàn ghế văn phòng cho Công Ty X với giá chưa thuế GTGT là 8.000.000 đồng/bộ , thuế suất 10%;
- Ngày 25/05/2021 : Xuất bán 01 phần mềm tin học cho Công Ty X với giá bán là 5.000.000 đồng.
B. Tình hình mua vào:
- Ngày 10/04/2021 : Mua 10m3 gỗ ván ép của Công Ty Y với giá chưa thuế GTGT là 1.000.000 đồng/m3, thuế suất 10%;
- Ngày 05/06/2021: Thanh toán tiền điện, nước trong kỳ với số tiền chưa thuế GTGT là 1.000.000 đồng, thuế suất 10%.
Cuối quý:
Công ty Kế Toán ALA Việt Nam xác định được số tiền thuế GTGT đầu vào dùng cho hoạt động chịu thuế là nghiệp vụ ngày 10/04/2021 mua gỗ ván ép của Công ty Y => Phần tiền thuế này sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Đối với nghiệp vụ ngày 05/06/2021 thanh toán tiền điện, nước trong kỳ thì số tiền thuế này dùng chung cho hoạt động chịu thuế GTGT (sản xuất bàn ghế văn phòng) và hoạt động không chịu thuế GTGT (sản xuất phần mềm). Vì vậy, Kế Toán ALA Việt Nam phải tiến hành phân bổ số tiền thuế theo tỷ lệ doanh thu của bàn ghế văn phòng và doanh thu của phần mềm theo công thức sau:
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
=Thuế GTGT đầu vào dùng động chịu thuế và không chịu thuế x (DT chịu thuế GTGT/Tổng doanh thu);
=Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ=1.000.000 x (8.000.000/(8.000.000+5.000.000))=615.385 đồng.
Như vậy trong Quý 2/2021 tổng tiền thuế GTGT được khấu trừ là: 1.000.000 + 615.385 = 1.615.385 đồng.
Cuối năm 2021:
Kế toán cần tính lại số tiền thuế GTGT được khấu trừ của cả năm và điều chỉnh các chỉ tiêu cho phù hợp.
w Nếu tổng số thuế GTGT trong kỳ cộng lại LỚN HƠN số thuế GTGT được khấu trừ tính ở cuối năm thì kế toán kê khai điều chỉnh giảm số thuế chênh lệch đó vào chỉ tiêu 37 của tờ khai 01/GTGT
Ví dụ:
Tổng số tiền thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ dùng chung tạm phân bổ trong kỳ là: 10.000.000 đồng, nhưng kế toán tính lại vào cuối năm số tiền thuế GTGT được khấu trừ là 8.000.000 đồng có nghĩa là số tiền thuế GTGT Kế Toán ALA Việt Nam đã khấu trừ trong năm nhiều hơn so với thực tế là: 2.000.000 đồng, khi đó kế toán phải kê khai giảm 2.000.000 đồng ở chi tiêu 37 trên tờ khai 01/GTGT.
w Nếu tổng số thuế GTGT trong kỳ cộng lại NHỎ HƠN số thuế GTGT được khấu trừ được tính ở cuối năm thì kế toán kê khai điều chỉnh tăng số thuế chênh lệch đó vào chỉ tiêu 38 của tờ khai 01/GTGT
Ví dụ:
Tổng số tiền thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ dùng chung tạm phân bổa trong kỳ là: 8.000.000 đồng, nhưng kế toán tính lại vào cuối năm số tiền thuế GTGT được khấu trừ là 10.000.000 đồng có nghĩa là số tiền thuế Kế Toán ALA Việt Nam đã khấu trừ trong năm ít hơn so với thực tế là: 2.000.000 đồng, khi đó kế toán phải kê khai tăng 2.000.000 đồng ở chỉ tiêu 38 trên tờ khai 01/GTGT.