Việc kê khai các hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ mua vào không chịu thuế GTGT theo nguyên tắc đối với các hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ mua vào thuộc đối tượng không chịu thuế thì không phải kê khai trên bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào theo quy định. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây KẾ TOÁN ALA VIỆT NAM để biết thêm thông tin chi tiết: “Cách kê khai hóa đơn không chịu thuế GTGT, thuế suất 0% năm 2023”
1. Một số khái niệm liên quan
Theo Điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, hóa đơn là chứng từ kế toán do cá nhân, tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của Luật kế toán. Trong đó, hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do cá nhân, tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Hóa đơn không chịu thuế GTGT là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc được miễn thuế GTGT theo quy định của pháp luật. Ví dụ như sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; chuyển quyền sử dụng đất; dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán; dịch vụ y tế, thú y; dạy học, dạy nghề; phần mềm máy tính;…
Theo Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau:
– Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài…
– Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa…
– Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.
Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khác phải kê khai thuế GTGT vì vẫn thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào cho hàng hóa và dịch vụ chịu thuế suất GTGT 0%.
2. Cách kê khai hóa đơn không chịu thuế GTGT, thuế suất 0% đầu vào năm 2023
2.1. Cách kê khai hóa đơn không chịu thuế GTGT
Để tìm hiểu về cách kê khai hóa đơn không chịu thuế GTGT thì ta căn cứ theo quy định tại Công văn số 4943/TCT-CS, ngày 10/11/2014 của Tổng cục Thuế. Theo quy định này thì ta có thể xác định được việc kê khai các hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ mua vào không chịu thuế GTGT như sau: Đối với các hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ mua vào thuộc đối tượng không chịu thuế thì không phải kê khai trên bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào theo quy định. Tuy nhiên, trên phần mềm HTKK đã bỏ Phụ lục bảng kê mua vào. Do đó khi thực hiện việc kê khai hóa đơn không chịu thuế GTGT thì các bạn có thể kê khai số tiền giá trị hàng hóa, dịch vụ vào chỉ tiêu 23 trên tờ khai 01/GTGT. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế vì không được khấu trừ. Do đó không phải kê khai trên bảng kê mua vào (Pl 01-2/GTGT) (Theo Thông tư 119). Chính vì vậy, các bạn chỉ cần nhập số tiền giá trị hàng hóa, dịch vụ vào chỉ tiêu 23 trên tờ khai là xong.
2.2. Cách kê khai hóa đơn chịu thuế suất 0%
Theo quy định của pháp luật thì thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 0% . Do đó, vì được khấu trừ nên khi kê khai hóa đơn chịu thuế suất 0% thì bạn phải kê khai vào DÒNG SỐ 1. “Hàng hóa, dịch vụ dùng riêng cho SXKD chịu thuế GTGT và sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, nộp thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ thuế” trên bảng kê mua vào: PL 01-2/GTGT.
3. Cách kê khai hóa đơn không chịu thuế GTGT, thuế suất 0% đầu ra năm 2023
3.1. Cách kê khai hóa đơn không chịu thuế GTGT
Đối với cách kê khai hóa đơn không chịu thuế GTGT đầu ra thì cũng tương tự như cách kê khai hóa đơn không chịu thuế GTGT đầu vào. Do đó khi kê khai hóa đơn không chịu thuế thì bàn kê khai vào DÒNG SỐ 1. “Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT)” trên bảng kê bán ra: PL 01-1/GTGT.
3.2. Cách kê khai hóa đơn chịu thuế suất 0%
Đối với cách kê khai hóa đơn chịu thuế suất 0% thì bạn chỉ cần kê khai vào Chỉ tiêu 29 trên tờ khai 01/GTGT. Theo đó thì đối với thuế GTGT hàng xuất khẩu cách kê khai cụ thể như sau: Theo quy định của pháp luật từ ngày 01/9/2014 khi xuất khẩu dịch vụ qua phương tiện thương mại điện tử ra nước ngoài Công ty sử dụng hóa đơn thương mại. Do đó, khi kê khai hóa đơn chịu thuế suất 0% thuế GTGT hàng xuất nhập khẩu thì bạn kê khai trên Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra mẫu số 01- 1/GTGT có các thông tin về số, ngày tháng của hóa đơn là số, ngày tháng của hóa đơn thương mại. Tuy nhiên từ ngày 01/01/2015 bỏ bảng kê và các phụ lục kèm theo Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT. Do đó bạn không phải kê hóa đơn thương mại trên bảng kê mà chỉ kê khai doanh thu của hóa đơn thương mại vào tờ khai 01/GTGT. Khi kê khai thuế GTGT sẽ có một số phương pháp như sau:
Một, kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Nếu theo phương pháp này thì các bạn kê khai hóa đơn thương mại (hoặc hóa đơn GTGT 0%) đó vào Chỉ tiêu 29 – Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0% trên Tờ khai 01/GTGT.
Hai, khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Nếu kê khai theo cách này thì các bạn kê khai hóa đơn thương mại (hoặc hóa đơn bán hàng) đó vào Chỉ tiêu 21 – Doanh thu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 0% và không chịu thuế trên Tờ khai 04/GTGT
Bên cạnh đó thì thời điểm kê khai thuế GTGT hàng xuất khẩu cũng được quy định rất cụ thể rằng trường hợp Công ty xuất khẩu lô hàng cho doanh nghiệp chế xuất và lập hóa đơn GTGT thuế suất 0% cho lô hàng trên vào ngày 30/03/2019 nhưng ngày xác nhận, hoàn tất thủ tục trên tờ khai hải quan là ngày 05/04/2019. Do đó, thời điểm kê khai thuế GTGT và thời điểm xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là tháng 04/2019 trường hợp kê khai thuế GTGT theo tháng. Tóm lại, bạn cần kê khai vào DÒNG SỐ 2. “Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 0%” trên bảng kê bán ra: PL 01-1/GTGT.
4. Quy định của pháp luật về khấu trừ thuế GTGT đầu vào năm 2023
4.1. Đối với hóa đơn chịu thuế suất 0%
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thuế suất 0% là loại thuế áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu. Theo đó, thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất. Còn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Như vậy, theo quy định này thì có thể hiểu rằng tùy vào từng trường hợp thì có thể được khấu trừ thuế GTGT đầu vào hoặc không được khấu trừ. Do đó, cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ. Nếu doanh nghiệp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được. Tóm lại, thuế GTGT đầu vào sử dụng cho việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Còn đối với trường hợp sử dụng cho việc SXKD mặt hàng Không chịu thuế GTGT thì không được khấu trừ.
4.2. Đối với hóa đơn không chịu thuế GTGT
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT không được khấu trừ. Tức là, đối với hóa đơn không chịu thuế GTGT đầu vào sẽ không được khấu trừ thuế GTGT. Theo đó thì đối tượng không chịu thuế GTGT bao gồm các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản. Chuyển quyền sử dụng đất. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật. Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật. Tóm lại, thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
5. Cách viết hóa đơn theo quy định của pháp luật
Theo quy định của pháp luật thì tổ chức nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn thuế GTGT thì sử dụng hóa đơn GTGT, trên hóa đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ. Cụ thể cách viết hóa đơn trong từng trường hợp như sau:
– Đối với hóa đơn không chịu thuế GTGT thì trên hóa đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, Dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch chéo
– Đối với hóa đơn chịu thuế suất 0% thì trên hoá đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất viết là 0%, số thuế GTGT là 0.Bên cạnh đó theo quy định thì ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế GTGT, phải có dòng thuế suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ… Tức là, dòng thuế suất ghi: 0%, Dòng số thuế GTGT: 0
– Đối với hóa đơn không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT thì trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
MỌI THẮC MẮC LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN THUẾ XIN LIÊN HỆ HOTLINE: 0356828688 – 0911298688 ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ TƯ VẤN. NGOÀI RA Kế toán ALA Việt Nam CÒN ĐANG HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP VỀ TOKEN, LÀM LẠI SỔ SÁCH,… VỚI GIÁ CẢ PHẢI CHĂNG