Hóa đơn xuất sai thời điểm được coi là hóa đơn không hợp lệ. Như thế nào được coi là hóa đơn xuất sai thời điểm? Mức phạt đối với trường hợp này được quy định như thế nào? Hãy cùng Ketoan.vn tìm hiểu tại bài viết dưới đây.
Thời điểm xuất hóa đơn điện tử
Đối với bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
Căn cứ theo Điều 7, Nghị định 119/2018/NĐ-CP thời điểm lập hóa đơn điện tử được quy định như sau:
- Đối với bán hàng hóa thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua. Không cần phân biệt là đã thu hay chưa thu được tiền.
- Đối với cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ. Không phân biệt là đã thu hay chưa thu được tiền.
- Đối với giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ: phải lập hóa đơn cho mỗi lần giao hàng, bàn giao. Hóa đơn lập tương ứng với khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao.
Đối với các trường hợp khác
Thông tư 68/2019/TT-BTC cũng quy định chi tiết thời điểm lập hóa đơn cho một số trường hợp khác. Cụ thể tại Khoản 2, Điều 4, Thông tư 68/2019/TT-BTC như sau:
Đối với hoạt động cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin được bán theo kỳ nhất định
Đối với dịch vụ cung cấp điện, nước bán theo theo kỳ thì thời điểm lập hóa đơn được thực hiện chậm nhất là 7 ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ. Hoặc kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ. Kỳ quy ước được thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ và người mua.
Đối với xây dựng, lắp đặt
Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành. Không phân biệt thời điểm đã thu hay chưa thu được tiền.
Đối với tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng
Thời điểm lập hóa đơn là:
- Trường hợp chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: là ngày thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng.
- Trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: thời điểm lập hóa đơn tương tự như bán hàng hóa, dịch vụ.
- Trường hợp mua dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế: chậm nhất không quá 5 ngày kể từ ngày chứng từ dịch vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống website và hệ thống thương mại điện tử.
Đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu thô, condensate và khí thiên nhiên, khí đồng hành, khí than
Thời điểm lập hóa đơn bán được thực hiện tương tự như trường hợp bán hàng hóa.
Khi nào thì bị coi là xuất hóa đơn sai thời điểm
Hóa đơn phải được lập theo đúng thời điểm tương ứng với loại hàng hóa, dich vụ bán ra. Hóa đơn điện tử có thời điểm lập khác với quy định trên sẽ bị coi là sai thời điểm và không hợp lệ. Khi đó, bên xuất hóa đơn sẽ chịu mức phạt nhất định.
Mức phạt đối với hóa đơn xuất sai thời điểm
Căn cứ vào Điều 11, Thông tư 10/2014/TT-BTC:
Lập hóa đơn sai thời điểm có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng.
- Phạt cảnh cáo: lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Nếu không có tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.
- Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng: đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm khác.
Trên đây là mức phạt do lập hóa đơn điện tử sai thời điểm. Hy vọng bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm:
Kỳ kế toán và những quy định quan trọng cần nắm rõ
Hướng dẫn tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định mới nhất
Tải về mẫu Biên bản đánh giá lại tài sản cố định