Site icon Kế Toán Ala

Xuất hóa đơn trước ngày nghiệm thu có bị coi là vi phạm không?

Xuất hóa đơn trước ngày nghiệm thu có bị coi là vi phạm không?

1. Quy định về thời điểm xuất hóa đơn

Việc xuất hóa đơn được pháp luật quy định tại Nghị định số 123/2022/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

1.1. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng, hóa đơn, chứng từ

Căn cứ Điều 4, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:

“Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ  .Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này…”.

1.2. Thời điểm xuất hóa đơn theo đúng quy định

Căn cứ Điều 9, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về thời điểm xuất hóa đơn như sau:

+ Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

+ Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).

+ Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

 

1.3. Thời điểm xuất hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

Dưới đây là một số trường hợp cụ thể pháp luật quy định về thời điểm xuất hóa đơn. Ngoài ra còn một số trường hợp khác được trình bày cụ thể bởi Khoản 4, Điều 9, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

+ Đối với dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin phải thực hiện đối soát dữ liệu kết nối giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối.

+ Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

+ Đối với tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng:

(1) Trường hợp chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì thời điểm lập hóa đơn là ngày thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng.

(2) Trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 9, Nghị định số 123/2022 NĐ-CP.

+ Đối với các trường hợp tổ chức kinh doanh mua dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế: thời điểm lập hóa đơn chậm nhất không quá 05 ngày kế tiếp kể từ ngày chứng từ dịch vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống website và hệ thống thương mại điện tử.

+ Đối với trường hợp cung cấp dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ bảo hiểm qua đại lý: thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 10 của tháng sau tháng phát sinh.

2. Xử phạt khi xuất hóa đơn sai thời điểm

Theo điều Điều 24, Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ. Theo đó các hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm sẽ bị phạt như sau:

+ Mức 1: Phạt cảnh cáo

Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ bị phạt cảnh cáo khi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ.

+ Mức 2: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng 

Đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp phạt cảnh cáo, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

+ Mức 3: Phạt tiền từ 4 triệu đồng – 8 triệu đồng

Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm a, Khoản 1, Khoản 3, Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

+ Mức 4: Phạt tiền từ 10 triệu đồng – 20 triệu đồng

Doanh nghiệp bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ một số trường hợp đã được quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 24, Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

3.Có được phép xuất hóa đơn trước ngày nghiệm thu không?

Theo Khoản 5, Điều 8, Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định thời điểm xác định thuế GTGT đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền..

Tiếp theo, tại Điểm c, Khoản 4, Điều 9, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Bên cạnh đó tại Điểm a, Khoản 4, Điều 9, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định đối với trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục công trình thì mỗi lần giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa được giao.

Như vậy, với những căn cứ trên thì việc các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp xuất hóa đơn trước ngày nghiệm thu là vi phạm pháp luật dù vô tình hay cố ý và phải chịu xử phạt theo đúng quy định.

Giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tư vấn gọi ngay ketoanala để tư vấn và hỗ trợ kịp thời :

0356828688-0911298688

Exit mobile version